Chào mừng quý vị đến với website của ...
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây
Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái.
Toán học 2. Số bị trừ - Số trừ - Hiệu

- 0 / 0
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Phùng Hà Linh
Ngày gửi: 09h:17' 25-04-2019
Dung lượng: 40.0 KB
Số lượt tải: 1
Nguồn:
Người gửi: Phùng Hà Linh
Ngày gửi: 09h:17' 25-04-2019
Dung lượng: 40.0 KB
Số lượt tải: 1
Số lượt thích:
0 người
Môn: TOÁN
Tên bài dạy: SỐ BỊ TRỪ - SỐ TRỪ - HIỆU
I. Mục tiêu
Kiến thức:
Biết thực hiện phép trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
Kỹ năng:
Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
Cũng cố về phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số và giải bài toán có lời văn
Thái độ:
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ: mẫu hình, thẻ chữ ghi sẵn, thăm
HS: SGK
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đêximét
Thầy hỏi HS: 10 cm bằng mấy dm?
1 dm bằng mấy cm?
HS sửa bài 2 cột 3
20 dm + 5 dm = 25 dm
9 dm + 10 dm = 19 dm
9 dm - 5 dm = 4 dm
35 dm - 5 dm = 30 dm
3. Bài mới
Giới thiệu: Nêu vấn đề (2’)
Các em đã biết tên gọi của các thành phần trong phép cộng. Vậy trong phép trừ các thành phần có tên gọi không, cách gọi có khác với phép cộng hay không. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Số bị trừ – số trừ – hiệu”
Phát triển các hoạt động (26’)
( Hoạt động 1: Giới thiệu số bị trừ – số trừ – hiệu
( Mục tiêu: Biết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ.
( Phương pháp: Trực quan, phân tích
Thầy ghi bảng phép trừ
59 – 35 = 24
Yêu cầu HS đọc lại phép trừ. Thầy chỉ từng số trong phép trừ và nêu.
Trong phép trừ này, 59 gọi là số bị trừ (thầy vừa nêu vừa ghi bảng), 35 gọi là số trừ, 24 gọi là hiệu.
Thầy yêu cầu HS nêu lại.
Thầy yêu cầu HS đặt phép tính trừ trên theo cột dọc.
Em hãy dựa vào phép tính vừa học nêu lại tên các thành phần theo cột dọc.
Em có nhận xét gì về tên các thành phần trong phép trừ theo cột dọc.
Thầy chốt: Khi đặt tính dọc, tên các thành phần trong phép trừ không thay đổi.
Thầy chú ý: Trong phép trừ 59 – 35 = 24, 24 là hiệu, 59 – 35 cũng là hiệu.
Thầy nêu 1 phép tính khác 79 – 46 = 33
Hãy chỉ vào các thành phần của phép trừ rồi gọi tên.
Thầy yêu cầu HS tự cho phép trừ và tự nêu tên gọi.
( Hoạt động 2: Thực hành
( Mục tiêu: Làm bài tập về phép trừ các số có 2 chữ số (không nhớ)
( Phương pháp: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2: Viết phép trừ rồi tính hiệu
Thầy hướng dẫn: Số bị trừ để trên, số trừ để dưới, sao cho các cột thẳng hàng với nhau.
Chốt: Trừ từ phải sang trái.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
Đề bài yêu cầu tìm thành phần nào trong phép trừ.
Quan sát bài mẫu và làm bài
Để biết phần còn lại của sợi dây ta làm ntn?
Dựa vào đâu để đặt lời giải
( Hoạt động 3: Trò chơi truyền thanh.
( Mục tiêu: Tính nhanh phép trừ
( Phương pháp: Thực hành
Luật chơi: Thầy chuẩn bị 3, 4 thăm trong cái hộp. HS hát và truyền hộp, sau khi hết 1 câu thầy cho dừng lại, thăm ở trước mặt HS, HS mở ra và làm theo yêu cầu của thăm
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Làm bài 2b, d trang 8
Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Trần Văn Thẩn
- Hát
- HS nêu
( ĐDDH:Mẫu hình, thẻ chữ ghi sẵn
- HS đọc
- HS nêu: Cá nhân, đồng thanh
- HS lên bảng đặt tính
59 --> số bị trừ
35 --> số trừ
24 --> hiệu
- HS nêu
- Không đổi
- 2 HS nhắc lại
- Vài HS nêu
79 số bị trừ
46 số trừ
33 hiệu
- Vài HS tự cho và tự nêu tên.
( ĐDDH: Mẫu hình
- HS nêu miệng
- HS làm bảng con
- HS xem bài mẫu và